Thứ Năm, 9 tháng 6, 2016
Kiến trúc nhà truyền thống Nhật Bản
CẤU TRÚC CỦA MỘT NGÔI NHÀ NHẬT BẢN
Nhà truyền thống Nhật Bản được xây dựng bằng cột gỗ dựng trên một nền đất , đá cứng bằng phẳng. Nhà gỗ tồn tại ở khắp nơi trên thế giới. Vậy những ngôi nhà ở Nhật Bản, nơi có bốn mùa rõ rệt , bao gồm cả một mùa hè nóng và ẩm ướt và một mùa đông lạnh có những đặc điểm gì nổi bật?
Để tránh hơi ẩm từ mặt đất, sàn nhà được nâng lên vài chục cm và được đặt trên dầm đỡ bằng gỗ . Các khu vực như nhà bếp và hành lang có sàn gỗ, còn những phòng để mọi người ngồi như phòng khách thì được trải thảm tatami được dệt từ cói. Người Nhật thường không sử dụng ghế mà thường ngồi trực tiếp trên tatami hoặc trên đệm phẳng gọi là Zabuton . Đây là lý do tại sao mọi người phải cởi giày khi bước vào một ngôi nhà Nhật Bản.
Khung của một ngôi nhà Nhật Bản được làm bằng gỗ và trọng lượng được nâng đỡ bởi cột trụ , dầm ngang , và thanh giằng chéo. Thanh giằng chéo được sử dụng từ khi các công nghệ của nước ngoài được đưa vào Nhật Bản. Một đặc điểm của nhà Nhật Bản là mái nhà lớn và mái hiên sâu để bảo vệ ngôi nhà khỏi ánh nắng mặt trời mùa hè, và khung nhà nâng đỡ được trọng lượng của mái nhà.
Trước đây, các bức tường của ngôi nhà được làm bằng tre đan và được trát đất trên cả hai mặt . Ngày nay, mặc dù có nhiều loại vật liệu khác được phát triển nhưng gỗ dán vẫn thường được sử dụng nhất. Ngoài ra, trước đây nhiều ngôi nhà có cột được dựng lộ ra phía ngoài các bức tường. Nhưng trong thời kỳ Minh Trị (1868-1912), nhà ở được xây bằng phương pháp đặt các cột bên trong các bức tường để giảm thiểu nguy cơ hỏa hoạn. Nhiều mái nhà trước đây được lợp bằng rơm hoặc ngói , nhưng ngày nay hầu hết được lợp bằng ngói Kawara . Mái nhà là phần của ngôi nhà bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi mưa , gió, tuyết, ánh sáng mặt trời, và các điều kiện tự nhiên khác . Mặc dù có một số điểm khác biệt giữa mái nhà ở các vùng khác nhau của Nhật Bản , tất cả đều có một điểm chung: Những mái nhà đều dốc chứ không bằng phẳng, để nước mưa có thể chảy xuống dễ dàng.
KIẾN TRÚC NỘI THẤT
Một trong những nét đặc trưng của ngôi nhà Nhật Bản là có nhiều cửa trượt . Vào thời xưa, đôi khi còn có vách ngăn để phân chia các phòng lớn . Các vách ngăn được gắn vào các bức tường, nhưng lại gây bất tiện nên rãnh trượt được tạo ra cho phép các vách ngăn có thể trượt . Đây là phong cách thường thấy trong các ngôi nhà Nhật Bản hiện đại ngày nay. “Shoji” ban đầu là thuật ngữ chung để chỉ vách ngăn giữa các phòng, nhưng ngày nay nó chủ yếu được dùng để chỉ cửa trượt làm bằng những hình vuông giấy dán trên mạng gỗ cho phép ánh sáng dịu nhẹ đi qua.
Ngày nay chiếu tatami được sử dụng để trải các sàn của tất cả các phòng, nhưng từ lâu, tatami được xem là một thứ khá xa xỉ và chỉ được sử dụng ở các khu vực mà mọi người sẽ thực sự ngồi . Các loại đệm vuông được gọi là đệm Zabuton phát triển từ thói quen ngồi trên tatami và từ đệm tròn được gọi là enza được sử dụng tại các đền chùa Phật giáo. Đệm Zabuton ban đầu là một tấm thảm làm từ vải đẹp, nhưng nó chỉ mang hình dạng hiện tại từ nửa cuối của thời kỳ Edo (1603-1868), khi bông được thêm vào.
Trước đây, vào bữa ăn, mỗi người ăn từ một khay riêng đựng thức ăn giống như chiếc hộp. Tập quán mọi người tụ tập quanh một bàn ăn chỉ bắt đầu trong thời kỳ Minh Trị , khi thức ăn phương Tây và Trung Quốc trở nên phổ biến. Trong phòng có trải tatami thì không cần sử dụng ghế, vì vậy bàn có chân ngắn hơn nhiều so với các nước khác.
Vì phòng khách, nơi gia đình ăn tối với nhau, trở thành nơi tập trung sinh hoạt của họ ở nhà, nên thường có một tủ đựng bát đĩa để mọi người sử dụng . Tủ này được gọi là chadansu, ban đầu được sử dụng để cất các dụng cụ sử dụng trong trà đạo .
Vào mùa đông, người Nhật sử dụng bàn sưởi gọi là kotatsu khi ngồi trên tatami trong phòng khách. Kotatsu được cho là được phát triển tại các đền chùa Phật giáo Thiền tông vào thời trung cổ. Ban đầu nó sử dụng than tỏa nhiệt, nhưng ngày nay bàn sưởi được làm nóng bằng điện . Mặt trên và xung quanh của kotatsu được phủ bằng chăn để giữ nhiệt, và một tấm ván được đặt lên trên để các kotatsu có thể được sử dụng như một chiếc bàn.
Vào khoảng cuối thời trung cổ, tokonoma, một loại hốc tường nhỏ, xuất hiện trong nhà của các samurai. Các hốc tường được đặt trong phòng khách, ngoài hoa Ikebana truyền thống, thường có một bức thư pháp hoặc tranh theo chiều dọc để khách đến thăm nhà thưởng thức.
Phật giáo là tôn giáo chính ở Nhật Bản, cũng như ở nhiều nước châu Á khác . Tuy nhiên, vị thần bản địa cũng được tôn thờ bên cạnh Đức Phật trong nhà từ xưa. Bàn thờ Phật , được gọi là butsudan , có hình dạng giống như một chiếc tủ với cửa ra vào ở phía trước có thể đóng mở. Bàn thờ vị thần Nhật Bản, được gọi là kamidana, có hình dáng như một ngôi đền nhỏ và nằm trên một kệ gần trần nhà. Nó bao gồm một lá bùa, là một tờ giấy hoặc một bài vị gỗ với những văn tự trên đó.
Nhà truyền thống Nhật Bản được xây dựng bằng cột gỗ dựng trên một nền đất , đá cứng bằng phẳng. Nhà gỗ tồn tại ở khắp nơi trên thế giới. Vậy những ngôi nhà ở Nhật Bản, nơi có bốn mùa rõ rệt , bao gồm cả một mùa hè nóng và ẩm ướt và một mùa đông lạnh có những đặc điểm gì nổi bật?
Để tránh hơi ẩm từ mặt đất, sàn nhà được nâng lên vài chục cm và được đặt trên dầm đỡ bằng gỗ . Các khu vực như nhà bếp và hành lang có sàn gỗ, còn những phòng để mọi người ngồi như phòng khách thì được trải thảm tatami được dệt từ cói. Người Nhật thường không sử dụng ghế mà thường ngồi trực tiếp trên tatami hoặc trên đệm phẳng gọi là Zabuton . Đây là lý do tại sao mọi người phải cởi giày khi bước vào một ngôi nhà Nhật Bản.
Khung của một ngôi nhà Nhật Bản được làm bằng gỗ và trọng lượng được nâng đỡ bởi cột trụ , dầm ngang , và thanh giằng chéo. Thanh giằng chéo được sử dụng từ khi các công nghệ của nước ngoài được đưa vào Nhật Bản. Một đặc điểm của nhà Nhật Bản là mái nhà lớn và mái hiên sâu để bảo vệ ngôi nhà khỏi ánh nắng mặt trời mùa hè, và khung nhà nâng đỡ được trọng lượng của mái nhà.
Trước đây, các bức tường của ngôi nhà được làm bằng tre đan và được trát đất trên cả hai mặt . Ngày nay, mặc dù có nhiều loại vật liệu khác được phát triển nhưng gỗ dán vẫn thường được sử dụng nhất. Ngoài ra, trước đây nhiều ngôi nhà có cột được dựng lộ ra phía ngoài các bức tường. Nhưng trong thời kỳ Minh Trị (1868-1912), nhà ở được xây bằng phương pháp đặt các cột bên trong các bức tường để giảm thiểu nguy cơ hỏa hoạn. Nhiều mái nhà trước đây được lợp bằng rơm hoặc ngói , nhưng ngày nay hầu hết được lợp bằng ngói Kawara . Mái nhà là phần của ngôi nhà bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi mưa , gió, tuyết, ánh sáng mặt trời, và các điều kiện tự nhiên khác . Mặc dù có một số điểm khác biệt giữa mái nhà ở các vùng khác nhau của Nhật Bản , tất cả đều có một điểm chung: Những mái nhà đều dốc chứ không bằng phẳng, để nước mưa có thể chảy xuống dễ dàng.
Nhà truyền thống Nhật Bản lợp ngói kawara |
KIẾN TRÚC NỘI THẤT
Một trong những nét đặc trưng của ngôi nhà Nhật Bản là có nhiều cửa trượt . Vào thời xưa, đôi khi còn có vách ngăn để phân chia các phòng lớn . Các vách ngăn được gắn vào các bức tường, nhưng lại gây bất tiện nên rãnh trượt được tạo ra cho phép các vách ngăn có thể trượt . Đây là phong cách thường thấy trong các ngôi nhà Nhật Bản hiện đại ngày nay. “Shoji” ban đầu là thuật ngữ chung để chỉ vách ngăn giữa các phòng, nhưng ngày nay nó chủ yếu được dùng để chỉ cửa trượt làm bằng những hình vuông giấy dán trên mạng gỗ cho phép ánh sáng dịu nhẹ đi qua.
Chiếu tatami |
Ngày nay chiếu tatami được sử dụng để trải các sàn của tất cả các phòng, nhưng từ lâu, tatami được xem là một thứ khá xa xỉ và chỉ được sử dụng ở các khu vực mà mọi người sẽ thực sự ngồi . Các loại đệm vuông được gọi là đệm Zabuton phát triển từ thói quen ngồi trên tatami và từ đệm tròn được gọi là enza được sử dụng tại các đền chùa Phật giáo. Đệm Zabuton ban đầu là một tấm thảm làm từ vải đẹp, nhưng nó chỉ mang hình dạng hiện tại từ nửa cuối của thời kỳ Edo (1603-1868), khi bông được thêm vào.
Nệm zabuton |
Trước đây, vào bữa ăn, mỗi người ăn từ một khay riêng đựng thức ăn giống như chiếc hộp. Tập quán mọi người tụ tập quanh một bàn ăn chỉ bắt đầu trong thời kỳ Minh Trị , khi thức ăn phương Tây và Trung Quốc trở nên phổ biến. Trong phòng có trải tatami thì không cần sử dụng ghế, vì vậy bàn có chân ngắn hơn nhiều so với các nước khác.
Vì phòng khách, nơi gia đình ăn tối với nhau, trở thành nơi tập trung sinh hoạt của họ ở nhà, nên thường có một tủ đựng bát đĩa để mọi người sử dụng . Tủ này được gọi là chadansu, ban đầu được sử dụng để cất các dụng cụ sử dụng trong trà đạo .
Tủ chadansu |
Vào mùa đông, người Nhật sử dụng bàn sưởi gọi là kotatsu khi ngồi trên tatami trong phòng khách. Kotatsu được cho là được phát triển tại các đền chùa Phật giáo Thiền tông vào thời trung cổ. Ban đầu nó sử dụng than tỏa nhiệt, nhưng ngày nay bàn sưởi được làm nóng bằng điện . Mặt trên và xung quanh của kotatsu được phủ bằng chăn để giữ nhiệt, và một tấm ván được đặt lên trên để các kotatsu có thể được sử dụng như một chiếc bàn.
Bàn sưởi kotatsu |
Vào khoảng cuối thời trung cổ, tokonoma, một loại hốc tường nhỏ, xuất hiện trong nhà của các samurai. Các hốc tường được đặt trong phòng khách, ngoài hoa Ikebana truyền thống, thường có một bức thư pháp hoặc tranh theo chiều dọc để khách đến thăm nhà thưởng thức.
Hốc tường tokomoma |
Phật giáo là tôn giáo chính ở Nhật Bản, cũng như ở nhiều nước châu Á khác . Tuy nhiên, vị thần bản địa cũng được tôn thờ bên cạnh Đức Phật trong nhà từ xưa. Bàn thờ Phật , được gọi là butsudan , có hình dạng giống như một chiếc tủ với cửa ra vào ở phía trước có thể đóng mở. Bàn thờ vị thần Nhật Bản, được gọi là kamidana, có hình dáng như một ngôi đền nhỏ và nằm trên một kệ gần trần nhà. Nó bao gồm một lá bùa, là một tờ giấy hoặc một bài vị gỗ với những văn tự trên đó.
Bàn thờ thần kamidana |