Nhà Nhật Bản đã được phát triển trong những năm qua bằng cách kết hợp giữa hình thức truyền thống và công nghệ hiện đại để nâng cao khả năng chống lửa và sự tiên nghi của chúng. Tuy nhiên, gần đây phương pháp xây dựng nhà truyền thống bắt đầu được ưa chuộng trở lại vì tính thân thiện với môi trường và sự bền vững theo thời gian.
Vào thời Nhật Bản cổ đại , về cơ bản có hai loại nhà khác nhau. Loại đầu tiên là nhà ở dạng hang, có các cột được đặt vào một lỗ lớn đào trên đất và được bao phủ xung quanh bởi cỏ. Loại thứ hai được xây dựng với sàn được nâng lên khỏi mặt đất. Kiểu nhà với một tầng được nâng cao lên được cho là có nguồn gốc từ Đông Nam Á, và loại nhà này thường được sử dụng để lưu trữ ngũ cốc và các thực phẩm khác để tránh bị hỏng bởi nhiệt và độ ẩm.
|
Nhà mỏ |
|
Nhà mỏ và nhà sàn cao (Sannai-Maruyama Văn phòng Bảo tồn, Hội đồng Giáo dục Quận Aomori ) |
Vào khoảng thế kỷ XI, khi nền văn hóa độc đáo của Nhật Bản bắt đầu nở rộ, tầng lớp quý tộc bắt đầu xây dựng nhà của chính họ theo một phong cách riêng biệt được gọi là shinden – zukuri . Đây là loại nhà được nằm đối xứng giữa một khu vườn rộng lớn, và các phòng được nối với nhau bằng những hành lang dài, giúp người ở thưởng thức những vẻ đẹp của thiên nhiên theo mùa.
|
Lối kiến trúc shinden zukuri ở Đền Itsukushima. |
Khi quyền lực chính trị chuyển từ tay quý tộc đến các samurai (chiến binh) và một hình thức mới của Phật giáo du nhập vào Nhật Bản, những khía cạnh cốt lõi của văn hóa truyền thống Nhật Bản như chúng ta biết ngày nay đã bắt đầu bén rễ , bao gồm ikebana (cắm hoa), trà đạo, và kịch Noh . Samurai tạo ra loại nhà riêng của họ gọi là Shoin – zukuri. Sự ảnh hưởng này có thể được thấy ở các vật trang trí hốc tường trong phòng khách của những ngôi nhà hiện đại.
Nhà của những người dân thường phát triển theo những cách khác nhau. Nông dân ở các vùng khác nhau có nhà thích nghi được với điều kiện địa phương. Những ngôi nhà được xây dựng theo phong cách gassho ở Shirakawa -go, được liệt kê như là một di sản thế giới , là những ví dụ của nhà ở người dân thường sinh sống. Một số nhà của nông dân đã có nơi để nuôi gia súc và ngựa trong nhà , trong khi các ngôi nhà của người dân thành phố thường ép sát nhau dọc theo đường phố. Vì những ngôi nhà ở đô thị bị đánh thuế dựa trên chiều rộng mặt trước của ngôi nhà nên chúng thường được xây dài và hẹp. Kiểu nhà này ngày nay vẫn có thể thấy tại các thành phố lớn như Kyoto.
|
Một ngôi nhà theo phong cách gassho |
Nhà ở tiếp tục phát triển trong thời kỳ Minh Trị (1868-1912). Một số thị trấn có nhà ở được xây dựng theo phong cách kura – zukuri, bên ngoài đặc trưng theo kiểu Nhật nhưng được làm từ vật liệu chịu lửa hơn. Phong cách cơ sở của nhà Nhật Bản ngày nay, thường có một hành lang dài giữa căn nhà với các phòng nằm hai bên, được cho là sự kết hợp văn hóa nước ngoài với phong cách được ưa thích bởi các samurai.