Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2023
Có gì trong nhà cổ trăm tuổi độc đáo bậc nhất Nam Bộ?
Có gì trong nhà cổ trăm tuổi độc đáo bậc nhất Nam Bộ?
Nhà cổ Huỳnh Thủy Lê mang kiến trúc Đông Tây kết hợp. Hình dáng theo kiểu nhà truyền thống người Việt, mái lợp ngói âm dương trong khi vòm cửa thiết kế cong kiểu La Mã.
Tọa lạc tại số 255A, đường Nguyễn Huệ, phường 2, thành phố Sa Đéc (Đồng Tháp), nhà cổ Huỳnh Thủy Lê là công trình kiến trúc độc đáo bậc nhất vùng Nam Bộ. Ảnh: Thamhiemmekong |
Ngôi nhà vốn là nơi ở của gia đình ông Huỳnh Thủy Lê – người tình đầu tiên của nữ văn sĩ người Pháp, Marguerite Duras. Mối tình này về sau trở thành hồi ký để bà viết nên tiểu thuyết nổi tiếng Người tình (The Lover) năm 1984. Tác phẩm sau đó được chuyển thể thành bộ phim L'Amant năm 1992. Ảnh: Thamhiemmekong |
Căn nhà do ông Huỳnh Cẩm Thuận (cha ông Huỳnh Thủy Lê), một thương gia người Hoa (Phúc Kiến, Trung Quốc) giàu có một thời ở Sa Đéc, xây dựng vào năm 1895. Ảnh: Dongthap |
Ban đầu, đây là ngôi nhà 3 gian kiểu truyền thống của miền Tây Nam Bộ, rộng 258 m2, với nguyên liệu chính là gỗ quý, mái nhà hình thuyền lợp ngói âm dương. Ảnh: Mientaycogi |
Đến năm 1917, chủ nhân cho trùng tu lại nhà bằng gạch đặc bao lấy khung gỗ bên trong. Vì thế, bên ngoài là một căn biệt thự kiểu Pháp nhưng bên trong mang đậm kiến trúc Trrung Hoa. Ảnh: Thamhiemmekong |
Mái nhà mang hình thuyền miền Tây sông nước trong khi vòm cửa thiết kế cong kiểu La Mã, chạm khắc phù điêu hoa lá cây cỏ, chim muông của thế kỷ 17. Ảnh: Thamhiemmekong |
Kiến trúc phương Tây thể hiện rõ ở phần mặt tiền nhà, trần nhà, khung cửa sổ...trang trí bằng phù điêu thời Phục hưng. Ảnh: Thamhiemmekong |
Phần kiến trúc phương Đông thể hiện qua những đường nét chạm khắc tinh xảo và được sơn son thiếp vàng như hình chim muông, các loại hoa cúc, trúc, mai... Ảnh: Thamhiemmekong |
Gạch bông, kính màu được nhập từ Pháp. Ảnh: Thamhiemmekong |
Các cửa gỗ, tủ, giường, bàn thờ đều được chạm khắc công phu. Ảnh: Dongthap |
Nhiều đồ dùng trong nhà như tủ rượu, giá sách, bộ ấm, bình, đèn, máy hát... vẫn được lưu giữ đến ngày nay. Ảnh: Thamhiemmekong |
Tác giả: Hoàng Minh (tổng hợp)